BẬT MÍ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG ĐÈO DỐC

1. Kiểm tra xe trước khi di chuyển

Trước khi khởi hành, điều đầu tiên là phải kiểm tra xe kỹ càng. Thói quen này giúp tài xế luôn nắm được thế chủ động khi di chuyển trong suốt cuộc hành trình, tránh được những tình huống bất lợi phát sinh như xe hết xăng, lốp non, dầu động cơ bị cạn, phanh xe mòn hoặc không ăn, còi xe không hoạt động, đèn tín hiệu xe không sáng,…

Lái xe ô tô trên đoạn đường đồi núi luôn tồn tại nhiều sự nguy hiểm, chính vì vậy việc kiểm tra xe trước khi đi trở nên rất quan trọng. Vì khi di chuyển, giữa đồi núi hoang vắng hoặc con đường thưa người qua lại thì sẽ có ít sự hỗ trợ hơn khi xe của bạn chẳng may gặp sự cố.

2. Sử dụng thành thạo kỹ năng ôm cua

Việc lái xe trên đường đồi núi với khá nhiều khúc cua quanh co, hiểm trở thật sự là thách thức lớn đối với nhiều tài xế non tay nghề. Theo như kinh nghiệm của các bác tài chia sẻ thì khi vào cua, chúng ta cần tập trung cao độ, nắm chắc vô-lăng, chuyển về số thấp và di chuyển với tốc độ chậm rãi. Đồng thời quan sát và nắm chắc bao quát mọi tình hình xung quanh để dễ dàng xử lý, đặc biệt khi có xe ngược chiều, đi đúng làn đường, ôm cua một cách dứt khoát, gọn gàng.

Lưu ý đặc biệt khi vào cua, tài xế không nên chuyển số, phanh gấp hoặc tăng tốc đột ngột vì rất dễ mất kiểm soát và gây ra các tai nạn đáng tiếc.

3. Kỹ năng lên dốc, đổ đèo

Lái xe đường đồi núi không những vượt qua các khúc cua khó nhằn mà các tài xế cần trang bị cho mình kỹ năng lên dốc, đổ đèo thật an toàn. Thực tế mà nói thì kỹ năng này cũng khá khó đối với những tài xế non nay, ít kinh nghiệm. Về số và lên dốc với 1 thao tác nhanh gọn và xuống dốc chầm chậm. Hạn chế rà phanh quá nhiều dẫn đến má phanh vì quá nóng mà bị mất phanh.

Đặc biệt, khi lái xe ô tô trên đường đồi núi hiểm trở vào những ngày mưa, khi đường trở nên lầy lội thì các tài xế càng phải cẩn trọng hơn. Đặc biệt lưu ý phải duy trì tốc độ hợp lý và giữ khoảng cách an toàn với xe di chuyển phía trước. Bật đèn nếu trời nhiều sương mù và khó nhìn thấy đường đi.

4. Chú ý biển báo giao thông

Khi lái xe trên đoạn đường đồi núi, dốc, ít người quan lại thì biển báo giao thông thật sự là người hỗ trợ đắc lực cho chúng ta. Khi lái xe, chú ý quan sát biển báo giao thông để nắm rõ được lộ trình sẽ di chuyển, từ đó phán đoán và xử lý được các tình huống bát ngờ phát sinh. Ví dụ như khi đi qua đoạn đường có biển báo độ dốc 10%, tài xế xử lý chủ động bằng việc về số, kiểm soát tốc độ để xe không bị tuột dốc; hoặc đi qua đoạn đường có biển báo đá lở, đường hẹp, tài xế có thể linh động bằng việc cho xe di chuyển chậm hơn, chú ý quan sát phần đường ngược chiều, quan sát coi có đá lở hoặc lăn trên đường không.

5. Tích lũy kinh nghiệm từ internet hoặc chia sẻ từ những bác tài khác

Theo các bác tài nhiều kinh nghiệm chia sẻ thì việc bổ sung, trang bị cho mình những kiến thức không bao giờ là thừa đối với một tài xế. Từ các mẹo vặt chống buồn ngủ khi lái xe, kinh nghiệm lái xe đường dài, lái xe vào ban đêm,… cho đến việc kiểm tra xe trước khi đi xa,… lái xe vào mùa mưa, lái xe trong điều kiện thời tiết nóng,…

Tất cả những chia sẻ trên đều thật sự có ích đối với cách tài xế, không những đảm bảo an toàn cho bản thân, cho những người xung quanh, cũng như tránh được những thiệt hại về con người và vật chất. Các bác tài sẽ luôn có sẵn cách xử lý dự trù cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô thì việc tích lũy kỹ năng lái xe không bao giờ là thừa đối với 1 tài xế. Ví dụ như khi lái xe đường đồi núi vào ban đêm cần sử dụng đèn sao cho hợp lý và an toàn? Hay mẹo chống buồn ngủ khi lái xe đường dài?… Những kinh nghiệm lái xe hữu ích này từ những người đi trước thật sự hữu ích cho các bác tài khi cầm lái để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh và tránh được những thiệt hại về vật chất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *